Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2022 bị phạt như thế nào?

###Nghe điện thoại khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu? Cách xử lý khi bị thổi phạt### $$$Thực tế, người mắc lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2022 sẽ bị phạt hành chính nặng vì đây là hành vi gây ra rủi ro tại nạn cao.$$$ ***/filemanager/photos/2/loi-su-dung-dien-thoai-khi-lai-xe-may (1).jpg***

21/05/2023 08:27:34

Mục lục:

Sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông là một hành động cực kỳ nguy hiểm cho chính bản thân bạn và những người xung quanh. Thế nhưng, điều này vẫn đang bị xem nhẹ, chỉ vì bạn cho rằng nghe điện thoại thì chẳng tốn mấy thời gian, và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi tình huống? Thực tế, người mắc lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2024 sẽ bị phạt hành chính nặng vì đây là hành vi gây ra rủi ro tại nạn cao.

Lỗi nghe điện thoại khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu?

Nếu mắc phải lỗi nghe điện thoại khi đi xe máy và bị cảnh sát bắt được, bạn sẽ phải nộp phạt hành chính khá nặng, kèm theo các hình phạt bổ sung khác. Vậy, đi xe máy sử dụng điện thoại phạt bao nhiêu? Về hình phạt chính, cụ thể luật quy định như sau: Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy, kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự như xe mô tô và xe gắn máy, có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông, ngoại trừ người dùng thiết bị trợ thính.

Bên cạnh phạt tiền, lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2024 còn bị phạt bổ sung. Theo điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 và điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), bất kể sử dụng điện thoại, đồ công nghệ khi đang điều khiển loại xe nào, ô tô, xe máy, xe gắn máy, xe máy điện,... đều sẽ nhận hình phạt bổ sung như sau:

  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.

lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2022

Phạt tiền và tước giấy phép lái xe là hai hình phạt dành cho người mắc lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2024

Như vậy, có thể thấy chỉ là lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy tham gia giao thông, mức phạt đã rất đắt rồi. Nếu không may để xảy ra tai nạn giao thông, thậm chí là gây thiệt hại nhiều về người và của thì mức phạt mà chủ xe phải gánh chịu còn cao hơn nữa.

Tính mạng con người là trên hết. Nên để giảm thiểu rủi ro gây tai nạn giao thông, bạn tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy. Nếu thực sự phải sử dụng, hãy tấp xe vào lề hoặc leo lên vỉa hè, nơi được phép đỗ xe rồi hãy sử dụng điện thoại.

Khi nào áp dụng hình phạt cho lỗi nghe điện thoại khi đi xe máy?

Sử dụng điện thoại dưới mọi hình thức khi đang điều khiển xe máy tham gia giao thông có thể gây ra tai nạn tai hại cho cả chủ xe và cả những người di chuyển xung quanh. Bởi vậy, các hình thức phạt cho lỗi sử dụng xe điện thoại khi đi xe máy có thể áp dụng trong mọi trường hợp như:

  • Có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, đã bị xử phạt nhưng lại tái phạm.
  • Đã tái phạm nhiều lần và đã bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tái phạm.
  • Đã gây ra tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại khi lái xe máy.

>>> Xem thêm: Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?

lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2022

Các trường hợp xử phạt do dùng điện thoại khi đi xe máy

Cách xử lý khi bị thổi phạt

Khi bị cảnh sát thổi còi phạt do sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy, bạn cần ứng xử theo các quy tắc như sau:

Bước 1: Giữ thái độ bình tĩnh để chuẩn bị dừng xe

Khi cảnh sát giao thông yêu cầu bạn dừng xe, nếu bạn có những phản ứng tiêu cực như lo lắng, tức giận, sợ hãi thì cảnh sát sẽ có thêm lý do để nghi ngờ hành vi tham gia giao thông của bạn là bất ổn. Vì thế, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan để giao tiếp với cảnh sát. Khi được yêu cầu dừng xe, bạn hãy bật xi nhan, giảm tốc độ từ từ, quan sát mọi phương hướng rồi dừng xe tại khu vực mà cảnh sát giao thông chỉ dẫn.

Bước 2: Giữ nguyên vị trí khi ngồi chờ cảnh sát giao thông đến

Trong lúc chờ đợi, bạn hãy khóa xe, rút chìa khóa xe cất vào túi và giữ nguyên vị trí ngồi trên xe. Tiếp đến, bạn hãy quan sát biển tên và thẻ của cảnh sát:

  • Nếu cảnh sát có biển tên và thẻ xanh thì đúng là cảnh sát giao thông thật và họ có quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông.
  • Nếu bạn thấy họ chỉ có biển tên mà không đeo thẻ xanh thì họ không đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.
  • Quan sát xung quanh, nếu bạn thấy chỉ có 1 cảnh giác thì người này cũng không đủ điều kiện làm việc vì theo Thông tư 65/2020/TT-BCA thì tổ cảnh sát giao thông phải có tối thiểu 2 người. 

Trong trường hợp cảnh sát giao thông giả mạo hoặc không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ thì bạn hãy gọi ngay cho 113 hoặc cơ quan chức năng để phản ánh.

Cách xử lý khi bị thổi phạt

Chú ý xem cảnh sát giao thông có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ hay không

Bước 3: Chào hỏi cảnh sát giao thông

Khi cảnh sát giao thông đến, bạn hãy cư xử lịch sự, đưa tay chào theo đúng chuẩn quy tắc. Nếu có thái độ nhã nhặn và thể hiện mình là người có am hiểu về luật pháp thì cục diện giao tiếp có thể được thay đổi, quá trình xử lý vụ việc trở nên mềm mỏng hơn. Trong quá trình trình bày với cảnh sát, bạn cần sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp, đúng với tên tuổi và cấp bậc của cảnh sát giao thông. Tuyệt đối không cãi lại, xúc phạm cảnh sát để tránh bị xử phạt thêm tội khác.

Bước 4: Nhận lỗi và thực hiện xử phạt theo đúng quy định của pháp luật

Nếu đúng là bạn đã sử dụng điện thoại trong khi điều khiển xe máy thì hãy nhận thức rõ lỗi sai của mình và thành khẩn nhận lỗi. Nếu cảnh sát giao thông chủ động chỉ ra lỗi của bạn thì bạn cần nhận lỗi và xuất trình giấy tờ cũng như chấp thuận việc xử lý của cảnh sát giao thông. Chú ý đọc kỹ biên bản vi phạm trước khi ký tên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên hỏi cảnh sát để được giải đáp ngay.

Đôi khi, vì nhận thấy lỗi của bạn là lỗi nhẹ hoặc chỉ do vô tình, và vì bạn đã hứa sẽ không bao giờ tái phạm mà cảnh sát giao thông có thể không xử lý hành chính mà chỉ nhắc nhở bạn mà thôi. Do đó, bạn hãy hành xử đúng mực để tránh tốn kém và phiền phức khi bị phạt.

Cách xử lý khi bị thổi phạt 1

Nhận lỗi sai và chịu xử phạt hành chính theo yêu cầu của cảnh sát giao thông

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Trong những năm gần đây, tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân bắt nguồn từ việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe có chiều hướng tăng lên. Không chỉ là nghe điện thoại trong lúc lái xe máy, mà còn cả tình huống “tranh thủ” lướt web, xem tin tức, đọc báo, xem video, nhắn tin trong lúc lái xe nữa. Điều này khiến cho người lái xe bị phân tâm, không thể phản ứng kịp với những tình huống nguy hiểm phát sinh trên đường.

Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe máy ẩn chứa những rủi ro rất cao, dẫn đến các tai nạn giao thông bất ngờ và đáng tiếc. Khi sử dụng điện thoại, tốc độ phản ứng của người tham gia giao thông sẽ bị giảm tới 50%. Tốc độ phản ứng này thậm chí còn chậm hơn 30% so với những người điều khiển xe có nồng độ cồn mức 80mg/100ml khí thở trong người.

Chính vì thế, lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2024 đã trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của chính người điều khiển xe và những người tham gia giao thông khác. Như vậy, để giảm thiểu rủi ro không đáng có khi tham gia giao thông, tốt nhất bạn không nên sử dụng điện thoại khi đang lái xe.

Những lưu ý khi tham gia giao thông

Ngoài lỗi nghe điện thoại khi điều khiển xe máy, còn có rất nhiều hành vi vi phạm luật giao thông thường gặp khác mà đôi khi bạn không nhận ra. Để tránh bị xử phạt, bạn lưu ý không mắc phải các lỗi khi điều khiển xe máy tham gia giao thông sau đây:

  • Sử dụng thiết bị âm thanh (tai nghe, loa,...) khi lái xe, trừ trường hợp đeo tai nghe trợ thính.
  • Cầm ô (dù) khi đi xe máy hoặc chở người sử dụng ô trên xe.
  • Không đội mũ bảo hiểm hoặc chở người không đội mũ bảo hiểm trên xe hoặc có đội mũ nhưng không cài quai đúng quy cách.
  • Điều khiển xe máy không có còi, gương chiếu hậu bên trái, hoặc có gương nhưng không có tác dụng.
  • Sử dụng còi xe không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Không bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, hoặc khi thời tiết xấu, sương mù, bị hạn chế tầm nhìn.
  • Không bật xi nhan khi cần rẽ.
  • Dừng xe hoặc đỗ xe trên cầu.
  • Dừng xe hoặc đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
  • Đi xe máy vào đường cao tốc.
  • Tham gia giao thông nhưng không mang theo giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe.
  • Điều khiển xe không có biển số.
  • Sử dụng chân chống xe máy hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
  • Điều khiển xe không đúng màu sơn, nhãn hiệu, khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính như được ghi trên giấy đăng ký xe.

>>> Xem thêm: Một số lỗi khi đi xe máy và mức phạt bạn nên nắm rõ

Tất cả các lỗi này đều sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Tương tự như lỗi nghe điện thoại khi điều khiển xe máy, người mắc các lỗi này cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu như gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Những lưu ý khi tham gia giao thông

Những lỗi cần tránh khi điều khiển xe máy tham gia giao thông

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc nghe điện thoại khi đi xe máy phạt bao nhiêu. Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy sẽ bị phạt hành chính với mức khá cao là 800.000 - 1.000.000đ. Đồng thời, chủ xe có thể phải nhận cả mức phạt bổ sung nếu như tái phạm quá nhiều lần, có nguy cơ hoặc là đã gây ra tai nạn giao thông với lỗi đó. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác liên quan đến vận hành xe máy, bạn đừng quên truy cập vào trang tin tức trên website Dibao.com.vn nhé!

Nếu bạn đang tìm mua một chiếc xe để sử dụng hàng ngày, DIBAO là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nhãn hiệu xe DIBAO với da dạng dòng xe từ xe máy điện, xe số 50cc tới xe tay ga 50cc sẽ giúp bạn chọn được chiếc xe phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

Hotline hỗ trợ

Gọi để được tư vấn về sản phẩm dịch vụ

1900571230
[email protected]

Đăng ký nhận tin

Những thông tin về sản phẩm mới, sự kiện và khuyến mãi