Hà Nội nêu lý do muốn quản xe đạp điện như xe máy

###### $$$Phương tiện được đánh giá là thân thiện với môi trường, vận hành tiện lợi là xe đạp điện đang được chỉ ra những hạn chế khi tham gia giao thông cũng như ẩn họa gây tai nạn trong khu vực đô thị.$$$ ***upimages/news/tintuc/xe-dap-dien-khong-duoc-chay-qua-25kmh-1.jpg***

21/05/2023 08:27:34

Mục lục:

Học sinh đi xe đạp điện dàn hàng ngang không đội mũ bảo hiểm

Tự ý nâng cấp tốc độ xe đạp điện

Đang lưu thông trên đường, không ít lần người tham gia giao thông phải giật mình trước những chiếc xe đạp điện phóng nhanh, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Theo khảo sát trên một số tuyến phố ở Hà Nội, ngay những ngày đầu năm học mới, đã có nhiều học sinh, trẻ em sử dụng xe đạp điện tham gia giao thông. Trên các trục đường lớn như Trần Phú, Nguyễn Trãi, Trường Chinh… có khá nhiều xe đạp điện qua lại.

Hầu hết, xe do học sinh độ tuổi THCS, phụ nữ điều khiển chạy với tốc độ không khác gì xe máy. Cuối giờ chiều, nhiều đoạn xuất hiện học sinh đi 3-4 xe theo tốp, gồm cả xe máy dưới 50cc, xe máy điện có gắn biển số và xe đạp điện (bàn đạp). Nhiều nhóm học sinh dàn hàng ngang, vừa đi vừa trêu đùa và thường xuyên sang đường không bật xi-nhan.

Ngoài ý thức sử dụng xe đạp điện thì một vấn đề đang diễn ra cần được báo động đó là nhiều “quái xế” đã tự ý thay đổi kết cấu, đặc biệt là nâng tốc độ lên 40-50km/h. Trong khi đó hệ thống phanh giảm tốc độ lại hoàn toàn giống xe đạp bình thường. Do vậy, khi xảy ra va chạm giữa học sinh đi xe đạp điện với các phương tiện tham gia giao thông khác sẽ dẫn đến khả năng tai nạn giao thông nghiệm trọng.

Em N.H.L (học sinh THPT trên địa bàn quận Nam Từ Liêm) tiết lộ: “Thực ra chúng em thích đi xe máy hơn đi xe đạp điện vì tốc độ cao hơn. Bố mẹ không cho đi xe máy vì sợ nguy hiểm nên mấy năm nay, em toàn đi xe đạp điện. Nghe thấy bạn bè nói là có thể nâng tốc độ xe lên tới 45km/h, em thích quá liền mang xe đi làm. Rồi nhân tiện làm luôn mấy thứ nhìn cho đẹp mắt. Bố mẹ em ở nhà không biết em đã đi nâng tốc độ xe đâu, vì nhìn bề ngoài không thể nhận ra được”.

Trong khi đó, quan sát ở một số tuyến đường ngoại thành Hà Nội, tình trạng tương tự đang diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, tại đây nhiều học sinh còn đi xe đạp điện bị gãy một số bộ phận, mất xi-nhan. Có trường hợp, học sinh nữ còn đội nón khi điều khiển xe đạp điện.

Được biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có trên 7.000 xe đạp điện, xu hướng sử dụng ngày càng tăng cao, đặc biệt nhóm đối tượng học sinh. Đây là loại hình phương tiện mới được sử dụng với công dụng tương tự như xe máy điện hoặc xe máy (vận tốc có thể đạt được đến 50km/h).

Trong khi đó, trên thị trường xe đạp điện, xe máy điện đang tồn tại một số bất cập về loại xe dễ khiến cho người tiêu dùng hiểu sai, đặc biệt là loại xe điện mà giới kinh doanh gọi là xe “bò nhỏ”. Các cơ sở lắp ráp đã lách luật để “biến” xe máy điện thấp cấp thành xe đạp điện cao cấp nhằm thu lời. Đáng nói là những xe này không có giấy tờ chứng nhận là xe máy điện nên khi mua, người tiêu dùng được quảng cáo là không phải làm thủ tục đăng ký biển số.

Đáng lưu ý, theo đại diện Cục Đăng kiểm, hiện toàn quốc có hơn 310.000 xe đạp điện đã được cấp chứng nhận hợp tiêu chuẩn, được phép bán ra thị trường và lưu thông, trong đó hầu hết được sản xuất, lắp ráp trong nước. Tuy nhiên thực tế, số lượng xe đạp điện lớn hơn nhiều lần do tình trạng sản xuất, lắp ráp chui hoặc nhập lậu.

Cần coi xe đạp điện là phương tiện cơ giới

Xe đạp điện

Cần coi xe đạp điện là phương tiện cơ giới

Mới đây, UBND TP Hà Nội đề xuất sẽ quy định quản lý xe đạp điện tương tự xe máy. Trong đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chuyên môn của TP Hà Nội nêu rõ: Những năm gần đây, xe đạp điện trở thành phương tiện phổ biến của học sinh phổ thông cho đến người lớn tuổi ở các thành phố.

Đặc biệt, thời gian qua, xe đạp điện trở thành phương tiện ưa thích của giới trẻ Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung là do không cần bằng lái, không tốn tiền mua xăng mà vẫn có thể chạy với tốc độ tương đương xe máy. Việc quản lý xe đạp điện như đối với phương tiện cơ giới là cần thiết.

 

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, xe đạp điện chưa được quy định là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nên chưa đủ cơ sở để thực hiện “quản lý xe đạp điện tương tự như xe máy”. Do vậy, Hà Nội đề xuất Thủ tướng xem xét giao Bộ GTVT bổ sung xe đạp điện là đối tượng thuộc nhóm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” trong Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.

Đồng tình với đề xuất này, đại diện Cục Đăng kiểm cho rằng, tuy được coi như xe thô sơ nhưng bản chất xe đạp điện là phương tiện có gắn động cơ và thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện. Do vậy, cần sửa quy định trong Luật Giao thông đường bộ đối với xe đạp điện, coi phương tiện này là phương tiện cơ giới để phục vụ quản lý phương tiện, quản lý lưu thông, góp phần hạn chế tai nạn giao thông.

Ở góc nhìn chuyên gia giao thông, TS Phạm Sanh cho rằng, muốn coi xe đạp điện là phương tiện cơ giới thì cần có quy định riêng, hạ tầng riêng... thay vì bắt buộc phải đăng ký, đăng kiểm. Do vậy, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi áp dụng để tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”. Ông Sanh cũng nêu rõ, về tình trạng chất lượng xe đạp điện nên kiểm soát từ phía nhà sản xuất, còn đối với phương tiện tự chế, xe “độ” cần có chế tài xử lý nghiêm minh.

Theo Ban ATGT các địa phương, từ đầu năm 2018 đến nay đã xảy ra hàng chục trường hợp tai nạn liên quan đến xe đạp điện, trong đó có trường hợp tử vong. Điển hình là ngày 22/4, bốn học sinh THPT đi trên 2 xe đạp điện tại ngã tư qua địa bàn xã Hưng Thắng (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) bị ô tô đâm, khiến một em tử vong tại chỗ, 3 em khác thương nặng. Trước đó, một cụ ông 82 tuổi đi xe đạp điện trên quốc lộ 1 tại địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị ô tô đâm trúng, gây thương tích nặng.

Nguồn: Giadinh.net


Hotline hỗ trợ

Gọi để được tư vấn về sản phẩm dịch vụ

1900571230
[email protected]

Đăng ký nhận tin

Những thông tin về sản phẩm mới, sự kiện và khuyến mãi